Phố cổ Đồng Văn với những nét kiến trúc đặc trưng của đồng bào dân tộc vùng cao, ruộng bậc thang Hoàng Su Phì lượn sóng, cột cờ Lũng Cú với lá cờ đỏ sao vàng luôn tung bay trong gió, Mã Pì Lèng hùng vĩ bên dòng Nho Quế thơ mộng..là những điểm dừng chân lý tưởng trên cao nguyên đá Hà Giang.

1. Cột cờ Lũng Cú



Cột cờ Lũng Cú.

Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nơi điểm cực Bắc của Việt Nam.Từ trên đỉnh cột cờ nhìn xuống đất có 2 ao nước hai bên núi quanh năm không bao giờ cạn nước được gọi là mắt rồng, là nguồn nước cho người dân tộc hai bản sử dụng.


Lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió.

Cột cờ Lũng Cú có lịch sử rất lâu đời, trải qua nhiều lần phục dựng, tôn tạo. Cột cờ mới hình bát giác có độ cao trên 30m được khánh thành ngày 25 tháng 9 năm 2010.
Cảnh quan dưới chân cột cờ là núi non trùng điệp xen kẽ bởi những khoảnh ruộng bậc thang tạo nên một vẻ đẹp rất hoang dã, đặc trưng của vùng Tây Bắcđịa đầu của Việt Nam.

2. Phố cổ Đồng Văn


Quán cà phê phố cổ Đồng Văn.

Phố cổ Đồng Văn nằm ở thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn,Hà Giang. Khu vực trung tâm thị trấn Đồng Văn xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Vân, tỉnh Tuyên Quang và có lịch sử phát triển về kiến trúc, văn hóa hàng trăm năm. Những năm 1880, khi chiếm đóng khu vực này, người Pháp đã có những quy hoạch và để lại những điểm nhấn quan trọng về quy hoạch và kiến trúc, đặc biệt là chợ Đồng Văn, xây bằng đá trong những năm 1920 gần như còn nguyên vẹn đến ngày nay.


Hiện nay chợ phố cổ Đồng Văn không còn có cảnh họp chợ. 

Kiến trúc ở đây phổ biến là nhà hai tầng trình tường, lợp ngói âm dương. Riêng khu vực chợ Đồng Văn, còn có nhiều nhà cổ kiểu ống để tận dụng mặt tiền như phố cổ Hà Nội. Từ năm 2006, huyện Đồng Văn đã tổ chức mỗi tháng 3 "đêm phố cổ" vào các ngày 14, 15, 16 âm lịch. Theo đó các hộ dân trong khu phố cổ đồng loạt treo đèn lồng đỏ, một số hoạt động như trưng bày thổ cẩm các dân tộc, trình diễn và bán các món ăn truyền thống của các dân tộc với kỳ vọng thu hút khách du lịch theo kiểu một phố cổ Hội An.

3. Dinh thự họ Vương


Dinh thự họ Vương.

Nằm trong thung Lũng Sà Phìn, Dinh thự nhà họ Vương, được Vương Chính Đức xây dựng trong 8 năm. Vị trí đất được thầy địa lý Trung Quốc đặt cho, trên một gò đất trong thung lũng, phía trước là ngọn núi có hình "mâm sôi",xung quanh là các dặng núi cao, vừa thuận lợi cho sinh sống và phòng thủ.Thợ xây chủ yếu từ Trung Quốc, vật liệu cũng được mua từ Trung Quốc và các nơi ngoài vùng chở đến.Kiến trúc mang phong cách Trung Quốc, Pháp, và H'mông.



Bên trong dinh thự họ Vương.

Dinh thự có chỗ cho làm việc ( chính sự), sinh hoạt gia đình, nghỉ ngơi,canh gác.Trong đó có các kho chứa ( thuốc phiện, lương thực, vũ khí...), các buồng nghỉ ( cho các bà vợ ), nhà bếp ( gồm cả cối xay, giã gạo), tháp canh... Phia ngoài nhà chính có nơi chăn nuôi, nơi ở cho các kẻ hầu hạ, binh lính, bể chưa nước ăn (nước mưa dùng cho cả năm-khoảng 300 m3). Xung quanh là các bức tường bảo vệ bằng đá có lỗ châu mai. Hiện Dinh thự đã được xếp hạng Di tích lich sử. Một người chắt của 'Vua Mèo", hiên đang trông coi khu Di tích, giới thiệu cho khách tham quan.

4. Hồ sinh thái Quang Minh


Hồ sinh thái Quang Minh thuộc huyện Bắc Quang

Thuộc huyện Bắc Quang, hồ Quang Minh có tổng diện tích khoảng 300 ha, trong đó diện tích mặt nước hồ trên 70 ha, còn lại là đồi núi, ngoài ra còn có suối và hang động, tài nguyên thực vật chủ yếu là rừng tái sinh và rừng trồng.

Đây là một địa điểm sinh thái lý tưởng cho khách du lịch, có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và phong phú, có khí hậu mát mẻ, trong lành, đường giao thông thuận tiện, người dân bản địa vẫn giữ nguyên phong tục tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc. Thời điểm tham quan thích hợp là mùa khô (từ tháng 8 đến đầu năm sau), thời điểm nước trong hồ xanh và ổn định, tạo điều kiện cho du khách có thể kết hợp các loại hình du lịch, dịch vụ khác quanh vùng.

5. Núi đôi Quản Bạ


Núi đôi Quản Bạ.

Quản Bạ là huyện cửa ngõ nằm về phía Tây Nam của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang Cách thành phố Hà Giang 46km về phía Bắc, vượt qua dốc Bắc Sum cao ngất trong mây là du khách đã đến với cổng trời Quản Bạ. Đứng từ đây có thể ngắm nhìn thị trấn Tam Sơn thơ mộng quanh năm mát mẻ được ví như “Đà lạt” của Hà Giang, đặc biệt được tận mắt chiêm ngưỡng Núi Đôi Quản Bạ tròn trịa, đầy quyến rũ trông giống như bộ ngực căng tròn của nàng tiên đang say giấc nồng.

6. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì


Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì

Ruộng bậc thang ở Hà Giang đẹp nhất nằm ở hai huyện Hoàng Su Phì và Xí Mần, khu vực đẹp nhất là ở xã Thông Nguyên, Bản Péo, Nam Sơn, Hồ Thầu, Nậm Dịch và một số bản trên đường từ Bắc Hà (Lào Cai) đi Hoàng Su Phì.


Ruộng bậc thang mùa gieo mạ.


Mùa vàng Lũng Cú. 

Đến đây, du khách sẽ ngất ngây trước cảnh sắc muôn hình của những thửa ruộng bậc thang được tạo ra từ bàn tay của con người. Bạn nên đi vào tháng 9, tháng 10, và đầu mùa xuân bởi đây là thời điểm những thửa ruộng bậc thang được chuẩn bị gieo cấy và đang lên xanh.

7. Sông Nho Quế dưới chân Mã Pí Lèng


Sông Nho Quế trong xanh hiền hòa dưới chân Mã Pì Lèng. 

Đèo Mã Pí Lèng (còn có âm đọc là Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng, Mả Pì Lèng) thuộc tỉnh Hà Giang là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. 


Mã Pí Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin

Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ sống mũi con ngựa theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Tuy nhiên, theo một số người Hmong bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi con mèo”.


Nước sông Nho Quế có màu xanh ngọc rất đẹp. 

Sông Nho Quế chảy vào Việt Nam tại Lũng Cú một đoạn của nó là ranh giới 2 nước, đến gần Đồng Văn thì nó chảy hẳn vào nội địa VN, qua hẽm núi Tu Sản và sau đó chạy dọc theo đèo Mã Pí Lèng. Đến Mèo Vạc thì sông Nho Quế tách ra chảy theo hướng đông và đông nam vào địa phận Cao Bằng, cuối cùng đổ nước vào sông Gâm. Một điểm đặc sắc là phần lớn thời gian trong năm, nước sông Nho Quế có màu xanh ngọc rất đẹp.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Khám phá du lịch, Cẩm nang du lịch, Tour du lịch © 2013. All Rights Reserved. Powered by VNCIT.COM
Top