Một mùa hè lại đến với biết bao câu chuyện xê dịch. Năm nay, hãy để đôi tai bạn đầy tiếng gió, hãy làm ánh mắt bạn long lanh hơn, con tim bạn thổn thức hơn, khi vượt sóng vượt gió đến với Trường Sa thân yêu, được chứ?

Câu chuyện biển đảo Việt Nam
Quần đảo Trường Sa (tên tiếng anh là Spratley Islands) là một hệ thống đảo, đá, bãi lớn nhỏ thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa. Cùng với quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), đây là hai hệ thống đảo lớn và có vị trí quan trọng trong địa lý, quốc phòng cũng như chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Hiện nay, chủ quyền một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, cũng như Hoàng Sa đang là vấn đề nóng và nhạy cảm giữa các nước Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Phillippines, và mới đây nhất là căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc.


Chào mừng bạn đến với Trường Sa thân yêu!


Vùng biển đảo đẹp đầy mê hoặc khi chiều buông

Tuy nhiên, điều đó cũng không thể ngăn đôi chân của những con người yêu xê dịch đến với miền đất đảo đầy hấp dẫn này. Trường Sa cách Hoàng Sa tính theo đảo xa nhất là 500 hải lý, cách Vũng Tàu 305 hải lý, cách Cam Ranh 250 hải lý, cách đảo Phú Quốc 240 hải lý (1 hải lý = 1.852m). Quần đảo có tọa độ từ 06050’ đến 12000’ vĩ Bắc, 111000’ đến 117020’ kinh Đông, nằm trong vùng biển có diện tích khoảng 160.000 đến 180.000 km2. Diện tích các đảo đá, bãi nổi trên mặt nước tương đối ít, chỉ khoảng 11km2.


Đá với nước quấn quýt...

Theo thống kê của tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao (Vụ Biển thuộc Ban Biên giới Chính phủ) năm 1988, quần đảo Trường Sa bao gồm 137 đảo, đá, bãi không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục đại Việt Nam. Và căn cứ theo hải đồ năm 1979 của Cục bản đồ quân sự của Bộ Tổng tham mưu (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), quần đảo có thể chia thành các cụm chính như sau:


Hoàng hôn trên biển

Cụm Song Tử gồm 2 đảo, đá, bãi là Song Tử Đông và Song Tử Tây, ngoài ra còn có Đá Bắc, Đá Nam, bãi Đinh Ba, bãi Núi Cầu.

Cụm Thị Tứ gồm đảo Thị Tứ và các bãi đá: Hoài An, Tri Lễ, Vĩnh Hảo, Cái Vung, Xu Bi.

Cụm Loai Ta nằm ở phía Đông cụm Thị Tứ, gồm đảo Loai Ta, cồn San Hô (hay An Nhơn), đá An Lão, bãi Đường, bãi An Nhơn Bắc, bãi Loai Ta Bắc, bãi Loai Ta Nam, đảo Dừa, đá Cá Nhám.

Cụm Nam Yết (hay Ti Gia) nằm ở phía nam cụm Loai Ta, gồm đảo Nam Yết, đảo Ba Bình, đảo Sơn Ca, bãi Bàn Than, đá Núi Thị, đá En Đất, đá Lạc, đá Gaven, đá Lớn, đá Nhỏ, đá Đền Cây Cỏ. Nam Yết là đảo cao nhất quần đảo Trường Sa, còn Ba Bình là đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa.

Cụm Sinh Tồn, nằm ở phía Nam cụm Nam Yết, gồm đảo Sinh Tồn, đá Sinh Tồn Đông, đá Nhạn Gia, đá Bình Khê, đá Ken Nan, đá Tư Nghĩa, đá Bãi Khung, đá Đức Hòa, đá Ba Đầu, đá An Bình, đá Bia , đá Văn Nguyên, đá Gạc Ma, đá Cô Lin, đá Nghĩa Hành, đá Tam Trung, đá Sơn Hà.


Tàu Việt Nam trên vùng biển chủ quyền

Cụm Trường Sa nằm ở phía Nam và phía Tây Nam cụm Sinh Tồn, gồm 3 đảo Trường Sa, Trường Sa Đông, han Vinh và các đá: đá Lát, bãi Đá Tây, đá Đông, đá Châu Viên, đá Tốc Khan, đá Núi Le, đá Tiên Nữ.

Cụm An Bang nằm ở phía nam cụm Trường Sa, gồm 1 đảo An Bang và các bãi, các đá: đá Ba Kè, Bãi Đất, Bãi Đinh, Bãi Vũng Mây, Bãi Thuyền Chài, đá Hà Tần, đá Tân Châu, đá Lục Giang, đá Long Hải, đá Trăng Khuyết, đá Công Đo, đá Kỳ Vân, Bãi Kiệu Ngựa, đá Hoa Lau, đá Sắc Lốt, đá Louisa.

Cụm Bình Nguyên gồm đảo Bình Nguyên và đảo Vĩnh Viễn, xung quanh còn các đá, bãi : đá Hoa, đá Đít Kim Sơn, đá Đin, đá Hàn Sơn, đá Pét, cồn san hô Giắc- xôn, đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây, bãi Cạn Suối Ngà, đá Bốc Xan, bãi Cạn Sa Bin, đã Hợp Kim, bãi Mỏ Vịt, đá Ba Cờ, đá Khúc Giac, đá Bá, đá giò Gà, bãi Cạn Nam, đá Chà Và, bãi Cạn Nâu, bãi Cạn Rạch Vang, bãi Cạn Rạch Lấp, bãi Cạn Na Khoai.


Trên mạn tàu khám phá Trường Sa

Du lịch Trường Sa để yêu hơn đất nước 

Với chừng ấy đảo nhỏ, đá, bãi, quần đảo Trường Sa hiện lên giữa biển Đông như một hình hài không thể tách rời của nước Việt. Trường Sa mang một vẻ đẹp rất khác lạ so với biển đảo giáp đất liền. Nó oai hùng, rợn ngợp, nhưng lại đong đầy yêu thương. Cũng giống như những người lính đang canh giữ miền biển đảo, anh dũng, kiên định, nhưng lại dễ mến quá đỗi.


Lính hải quân anh dũng, kiên định và dễ mến


Hình ảnh hải quân duyệt binh sáng sớm

Hãy tưởng tượng cảm giác được đặt chân lên vùng biển đảo của nước nhà, nào Song Tử Đông, Song Tử Tây, nào Trường Sa Lớn, nào Gạc Ma, nào Sinh Tồn. Và rồi trèo lên những ngọn hải đăng vi vu gió, dang rộng vòng tay mà ôm trọn đất trời xanh mướt một màu, phóng tầm mắt cho xa thật xa mà dõi theo sóng nước biển Đông, và lắng nghe những câu chuyện mặn mùi muối biển của những người con nơi đảo xa. Bạn sẽ cảm nhận được, nơi lồng ngực trái, trái tim bạn có chút gì đó đập mạnh mẽ hơn bao giờ.


Những đợt sóng như pha lê trên biển đảo


Nhưng lại có lúc yên bình không chút gợn

Người ta hay nói đùa “Ra Trường Sa rồi chẳng muốn về nữa”. Không phải vì đây là nơi đất lành chim đậu, cũng chẳng phải nơi cảnh tiên bồng hay non nước hữu tình. Người ta không nỡ rời Trường Sa là bởi, cái tình người ở đây thắm thiết quá, sâu nặng quá, vồ vập quá, để rồi mỗi con người khi bước lên tàu mà trở lại đất liền, lại cứ đau đáu mà ngoảnh lại mãi không thôi. Hè này, Trường Sa đợi bạn ghé chân nhé!


Một hình ảnh đẹp trên Trường Sa


Trường Sa đi khó, chẳng nỡ về


Hè này ta muốn ngắm hoàng hôn Trường Sa

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Khám phá du lịch, Cẩm nang du lịch, Tour du lịch © 2013. All Rights Reserved. Powered by VNCIT.COM
Top